Bảng báo giá trần gỗ nhựa Composite tại Hà Nội 2025 theo M2 hoàn thiện trọn gói
Trần gỗ nhựa composite đang là một trong những loại trần rất được ưa chuộng trong trang trí nội, ngoại thất hiện đại. Vậy trần composite có những đặc điểm, ứng dụng gì nổi bật? Giá trần gỗ nhựa composite bao nhiêu? Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé !
Giới thiệu trần gỗ nhựa composite
Trần gỗ nhựa composite là trần nhựa giả gỗ được tạo thành từ việc lắp ghép các tấm nhựa composite – có chất liệu chính là nhựa PVC kết hợp với bột gỗ và bổ sung một số chất phụ gia nhằm cải thiện thêm các đặc tính như độ bền, khả năng chống thấm nước, ngăn mối mọt…
Tấm nhựa composite được sản xuất với công nghệ đùn ép tiên tiến hàng đầu trên thế giới rất an toàn cho con người và thân thiện với môi trường. Nó được thiết kế là các tấm ốp dạng nan sóng với các đường vân giả gỗ được mô phỏng với vân của gỗ tự nhiên và có độ chân thực tới hơn 90%. Hiện nay trần nhựa sử dụng tấm nhựa composite rất phổ biến và được ưa chuộng ở nước ta bởi độ thẩm mỹ cao, mang lại sự độc đáo, mới lạ cho các không gian nội và ngoại thất.
Cấu tạo của tấm ốp trần gỗ nhựa composite
Cấu tạo của tấm ốp trần nhựa giả gỗ composite gồm 4 lớp sau đây:
- Lớp bảo vệ bề mặt: là lớp trên cùng của tấm nhựa đươc phủ lớp màng giúp tăng khả năng chống nước, ẩm mốc, chống mối mọt và bức xạ tử ngoại (UV).
- Lớp vân gỗ: Là lớp chứa các họa tiết vân gỗ của tấm trần nhựa composite, giúp trần nhựa gỗ có độ thẩm mỹ cao không thua kém gì so với trần làm bằng gỗ tự nhiên nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
- Lớp lõi PVC: Là lớp giữ vai trò quan trọng nhất của tấm nhựa trong việc mang đến những ưu điểm cho trần, như khả năng chống nóng và cách âm, chống cháy…
- Lớp đế nhựa: Lớp này nằm ở dưới cùng của tấm nhựa và có vai trò nâng đỡ các lớp phía trên. Lớp PVC nền được tạo thành từ một tỷ lệ nhỏ của bột đá kết hợp với nhựa nguyên chất.
Ưu, nhược điểm của trần gỗ nhựa composite
Ưu điểm trần composite
Trần gỗ nhựa composite được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình trong nhà và ngoài trời là nhờ vào những ưu điểm nổi bật sau đây mà nó mang lại:
- Độ bền cao, tuổi thọ của tấm trần nhựa composite cao hơn tới 2 đến 3 lần so với các loại trần truyền thông như trần gỗ, thạch cao hay trần làm bằng kim loại.
- Được sản xuất hoàn toàn từ các vật liệu an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
- Có khả năng cách âm tốt, ngăn hấp thụ nhiệt từ bên ngoài vào môi trường bên trong, giúp cho không gian bên trong ngôi nhà được yên tĩnh, thoáng đãng và mát mẻ.
- Trần gỗ nhựa composite có tính thẩm mỹ rất cao, linh hoạt trong thiết kế giúp các công trình vừa sang trọng, hiện đại lại độc đáo và trẻ trung.
- Khả năng chịu lực tốt, chống cháy, chống ẩm mốc và mối mọt tuyệt đối, ngoài ra nó còn cách điện nên rất an toàn cho người sử dụng.
- Trọng lượng nhẹ, độ cứng cao, dễ dàng uốn dẻo, giúp việc thi công, vận chuyển và lắp đặt đều rất dễ dàng.
- Khả năng chống thấm và chịu nước tốt, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.
- Giá thành rất hợp lý so với trần gỗ công nghiệp và trần gỗ tự nhiên mà độ thẩm mỹ và độ bền của loại trần này mang lại đều không thua kém gì.
- Chịu được nhiệt độ cao, không cong vênh hay nứt vỡ trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt ngoài trời.
- Mẫu mã, chủng loại đa dạng, đáp ứng được tất cả những nhu cầu của các công trình từ trong nhà tới ngoài trời.
Nhược điểm trần gỗ composite
Có nhiều ưu điểm nổi trội như vậy nhưng bên cạnh đó loại trần nhựa này vẫn tồn tại những hạn chế sau đây:
- Giá thành thường cao hơn so với các loại trần nhựa thông thường.
- Khả năng tái chế và tái sử dụng còn hạn chế.
- Thời gian thi công thường lâu hơn và đòi hỏi đội ngũ thợ thi công cần có tay nghề cao, bởi nếu không, sẽ không đảm bảo được tính thẩm mỹ của trần.
Ứng dụng của trần gỗ nhựa composite
Trần gỗ nhựa composite được ứng dụng rất rộng rãi ở nhiều công trình khác nhau trong đời sống, nó không trang trí trong không gian nội, ngoại thất nhà ở mà còn được sử dụng tại nhiều công trình khác nhau như văn phòng làm việc, trụ sở công ty, hội trường, trường học, bệnh viện, và các nơi công cộng khác. Bên cạnh ứng dụng trong việc ốp trần, tấm nhựa composite còn hay được sử dụng để trang trí ốp tường hoặc làm lát sàn chống trơn.
Phân loại trần nhựa gỗ Composite
Trần nhựa gỗ composite được chia làm 2 loại chính theo ứng dụng trong nội thất và ngoại thất là: trần gỗ nhựa composite trong nhà và trần nhựa composite ngoài trời.
Trần gỗ nhựa composite trong nhà
Trần gỗ nhựa composite được sử dụng và ứng dụng trong nội thất nhà ở, trụ sở văn phòng làm việc, hàng quán, hay các công trình công cộng rất phổ biến và ngày càng được ưa chuộng bởi độ thẩm mỹ cao mà nó mạng lại
Trần gỗ nhựa composite trong phòng khách
Trần gỗ nhựa composite trong nhà sang trọng
Trần gỗ nhựa composite trong hàng quán độc đáo
Trần nhựa composite ngoài trời
Trần nhựa composite ngoại trời với những tính năng ưu việt như độ bề cao, khả năng chống chịu được với thời tiết khắc nhiệt ngoài trời, nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng ngoại thất, giúp tạo ra không gian sống hiện đại và sang trọng hơn.
Trần nhựa composite ngoài trời phổ biến
Trần nhựa composite ngoài trời đẹp mắt
Báo giá trần gỗ nhựa composite
Giá trần nhựa composite phụ thuộc vào giá vật tư tấm nhựa ốp trần composite và giá thành thi công, dưới đây là bảng báo giá giúp các bạn có thể tham khảo.
Giá tấm nhựa trần gỗ composite
Loại sản phẩm | Quy cách | Độ dày | Đơn giá (vnđ/m2) |
---|---|---|---|
Tấm nhựa composite lỗ vuông | rộng 140mm, dài 2200mm | dày 25mm | 240.000 |
Tấm gỗ nhựa lỗ tròn | rộng 140mm, dài 2200mm | dày 25mm | 390.000 |
Tấm gỗ nhựa dạng thanh đặc | rộng 140mm, dài 2200 mm | dày 25mm | 340.000 |
Tấm nhựa composite dạng phẳng | rộng 125mm, dài 2950 mm | dày 12mm | 260.000 |
Tấm gỗ nhựa lỗ vuông to | rộng 150mm, dài 2950 mm | dày 50mm | 570.000 |
Giá thi công trần gỗ nhựa composite
Giá thi công trần gỗ nhựa composite hiện nay còn tùy thuộc vào đơn vị thi công mà bạn chọn, các đơn vị thi công có giá thành không giống nhau. Giá thi công trần nhựa giả gỗ được tính theo diện tích (m2) và đang giao động từ 240.000 đến 650.000 vnđ/m2.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá Trần gỗ nhựa composite?
Chất liệu tấm ốp trần
Trên thị trường hiện có nhiều loại tấm nhựa gỗ ốp trần Composite với nhiều mẫu mã, màu sắc, và chất liệu riêng. Giá thành của trần nhựa gỗ composite phụ thuộc rất nhiều vào giá vật tư tấm ốp trần.
Đơn vị cung cấp tấm nhựa composite ốp trần
Trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp tấm nhựa composite ốp trần và giá thành cũng như dịch vụ các bên là không giống nhau, những công ty có độ uy tín cao thường sẽ có giá thành tấm nhựa cao hơn, tuy nhiên chất lượng, độ bền và độ thẩm mỹ sẽ được đảm bảo hơn nhiều.
Đơn vị thi công ốp trần
Chi phí thi công được tính dựa vào diện tích của trần và độ khó, độ phức tạp trong thiết kế và mỗi đơn vị thi công cũng có báo giá khác nhau.
Chi phí vận chuyển:
Chi phí vận chuyển vật tư cũng là một phần ảnh hưởng tới giá trần gỗ nhựa, chi phí này thì phụ thuộc vào mức độ xa, gần giữa công trình thi công và đơn vị cung cấp vật tư.
Quy trình thi công trần gỗ nhựa composite
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần
Vệ sinh bề mặt trần là bước đầu và cũng là bước quan trọng không thể làm qua loa trước khi tiến hành thi công. Trần là vị trí cao trong các công trình và thường có nhiều bụi bẩn, mạng nhện, cần được làm thật sạch trước khi thi công để đảm bảo cho công trình.
Bước 2: Xác định diện tích của trần để cắt tấm ốp nhựa cho phù hợp
Việc xác định diện tích của trần nhằm mục đích để chia cắt các tấm nhựa sao cho hài hòa, phù hợp với công trình giúp tiết kiệm thêm chi phí và tăng độ thẩm mỹ cao hơn.
Bước 3: Lắp đặt khung gắn
Khác với sàn nhà có thể dùng foam để trải, vì trần nằm ở vị trí cao, việc lắp đặt cần phải sử dụng một hệ thống khung gắn chặt chẽ để đảm bảo tấm ván trần được định vị một cách vững chắc. Đặc biệt, khung gắn cần phải có sự chắc chắn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khung gắn có thể được làm từ sắt hoặc nhựa. So với khung sắt, khung nhựa thường dễ lắp đặt hơn và có độ bền tốt, tránh hiện tượng cong vênh hoặc lỏng lẻo trong quá trình sử dụng.
Bước 4: Gắn tấm ván lên khung gắn
Sau khi đã thiết lập khung gắn đúng tiêu chuẩn, bắt đầu đặt tấm ván đầu tiên lên khung gắn. Mỗi tấm ván được thiết kế với rãnh âm ở bên cạnh, để đầu vít có thể lún vào bên trong trong quá trình gắn và cũng dễ dàng kết nối với tấm ván kế tiếp.
Tiếp theo, gắn tấm ván tiếp theo vào tấm ván trước đó tại các rãnh nối và sau đó tiến hành đinh kín. Nhờ vào rãnh âm này, các đầu vít không bị lộ ra ngoài, đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu cho dự án. Tiếp tục lắp đặt và gắn tất cả các tấm ván cho đến khi bao phủ toàn bộ trần. Nếu có tấm ván thừa, sử dụng dao cắt chuyên dụng để điều chỉnh kích thước sao cho vừa với vị trí cần lắp.
Bước 5: Hoàn tất và bàn giao
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt các tấm ván, sử dụng chổi và khăn mềm để làm sạch bề mặt trần trước khi tiến hành bàn giao. Đối với các công trình còn nhiều hạng mục đang chờ thi công, cần thực hiện biện pháp che chắn thận trọng để tránh bị ảnh hưởng trong quá trình thi công các công việc khác.
Kết bài:
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về trần gỗ nhựa composite và báo giá trần gỗ nhựa composite mà Diệu Phương gửi tới các bạn đọc để tham khảo. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: để được giải đáp.
Nội dung tìm kiếm khác
Trần nhựa giả gỗ giá bao nhiêu 1m2
Giá trần nhựa giả gỗ
Trần nhựa giả gỗ phòng khách
Tấm nhựa ốp trần giá rẻ
Tấm nhựa ốp trần nhà
Báo giá trần nhựa giả gỗ cao cấp
Mẫu trần nhựa giả gỗ đẹp
Giá trần nhựa giả gỗ PVC