Trần thạch cao chìm là gì ? Review Phân biệt giữa trần nổi và trần chìm khác nhau ở đâu?
Tìm Hiểu Trần thạch cao chìm là gì ? Review Phân biệt so sánh giữa trần nổi và trần chìm khác nhau ở đâu? Nên làm loại trần nào tốt.
Trong thiết kế trần thạch cao thì có 2 loại phổ biến nhất đó là thiết kế trần nổi và trần chìm. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn không biết trần nổi là gì và trần chìm là như thế nào? Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về 2 loại mẫu thiết kế trần thạch cao này.
Trần thạch cao chìm là gì ?
Trần thạch cao chìm là hệ trần thạch cao được thiết kế khiến bạn không thể nhìn thấy khung xương nhằm tăng tính thẩm mỹ tối ưu và rất khó phân biệt là trần thạch cao hay trần bê tông.
Trần chìm là loại trần được thi công phổ biến nhất hiện nay nhờ tính thẩm mỹ vượt trội hơn hẳn so với những loại trần trang trí khác.
Trần thạch cao chìm ứng dụng cho biệt thự
Có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng mà trần thạch cao chìm có thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao hiện nay. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trần thạch cao là gì ? và tất tần tật những thông tin, lưu ý, ưu điểm, nhược điểm của trần chìm.
Cấu tạo của trần thạch cao chìm
Kết cấu của trần thạch cao chìm bao gồm Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, vật tư phụ và sơn bả hoàn thiện
- Khung xương thạch cao có quy cách tiêu chuẩn từ 400 x 800 mm hoặc 400 x 1000 mm
- Thanh chính của hệ trần thạch cao chìm gồm 2 loại là U xương cá phổ biến tại các khu vực miền bắc, Hà nội và các tỉnh lân cận hoặc Dùng U gai làm thanh chính, nghĩa là thanh chính và thanh phụ đều được sử dụng là U gai và được áp dụng phổ biến tại các khu vực miền nam TpHcm, đồng nai, bình dương,.. các loại khung xương thạch cao chịu trách nhiệm định hình cho các tấm thạch cao bám vào hay còn gọi là bắn tấm thạch cao vào khung xương bằng ốc vít.
- Thanh phụ hay còn gọi là U gai được liên kết với thanh chính và tấm thạch cao, thông thường thanh phụ sẽ có quy cách tiêu chuẩn là 400 mmm
- Thanh V viền tường được liên kết với tường, khung xương và tấm thạch cao.
- Vật tư phụ, dùng để liên kết hệ thông khung xương và tấm thạch cao gồm thanh ty treo khung xương, ốc vít đầu bằng tự khoan và một số vật tư phụ khác.
- Tấm thạch cao là bước hoàn thiện cuối cùng của trần thạch cao chìm phần thô, được liên kết vào khung xương tạo thành bề mặt trần thạch cao hoàn thiện
- Sơn bả hoàn thiện
Trần thạch cao chìm có mấy loại ?
Trần thạch cao chìm có 2 loại:
- Trần chìm đóng phẳng, giống với trần thả, loại trần này chỉ sử dụng một cốt trần phẳng duy nhất. phù hợp với mọi không gian lớn nhỏ. mà vẫn đáp ứng các tiêu chí về thẩm mỹ, linh hoạt. phổ biến nhất là ở khu vực miền bắc với không gian nhỏ và thấp.
- Trần giật cấp cũng có 2 loại riêng biệt phổ biến hiện nay, tùy vào sở thích của từng gia chủ mà việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào khách hàng hoặc nêu khách hàng băn khoăn giữa 2 loại trần thạch cao giật cấp này loại nào đẹp hơn.
- Trần chìm cấp kín. Bạn muốn đơn giản, sang trọng thì cấp kín là lựa chọn tuyệt với. trần thạch cao giật cấp kín được phổ biến và ưa chuộng tại các nước phương tây.
- Trần chìm cấp hở. Để phù hợp với sở thích và không gian chiếu sáng thông thường nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho phần giật cấp thì việc lựa chọn phù hợp là cấp hở, hắt đèn mục đích sẽ có hệ thống đèn led hắt lên trần xung quanh không gian căn phòng tạo điểm nhấn.
Ngoài ra còn 1 loại trần nữa mà ít người nhắc đến đó là hệ trần thạch cao nghệ thuật, cũng là trần thạch cao chìm, cũng là trần giật cấp nhưng đặc biệt hơn là hệ trần này nổi bật với những kiểu dáng độc đáo, đẹp mắt.
So sánh giữa trần thạch cao chìm và trần trần nổi khách giống nhau – khác nhau như thế nào
Trước khi vào vấn đề, trần thạch cao chìm có những ưu điểm và nhược điểm gì, chúng ta sẽ so sánh xem trần thạch cao chìm và trần thạch cao thả nổi giống nhau và khách nhau như thế nào, qua đó bạn có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn cho mình hàng mục thi công hợp lý với nhu cầu của bạn.
Trần nổi và trần chìm là 2 hệ trần thạch cao được úng dụng phổ biến hiện nay trên toàn quốc. riêng hệ trần chìm.
A. Trần thả
trần thạch cao thả là trần thạch cao sử dụng hệ khung trần nổi. Tấm trần và khung xương thạch cao không liên kết dính với nhau, nghĩa là sau khi thi công hoàn thiện quý khách hàng sẽ thấy được khung xương thạch cao với khoảng cách 600×600, có 2 quy cách trần thạch cao thả 600×600 và 600×1200 thường được ứng dụng rộng rãi cho showroom, trường học, văn phòng vv..
trần thạch cao khung xương nổi – trần thả
Ưu điểm khi lựa chọn trần thạch cao tấm thả.
Trần thạch cao tấm thả có những ưu điểm như:
- Tiết kiệm ngân sách. Đúng vậy, việc lựa chọn trần thạch cao thả 600×600 là giải pháp tiết kiệm chi phí. Hiện nay giá trần thả chỉ dao động từ 140.000 vnđ/m2 đến 400.000 vnđ. bạn có thể thấy rõ ngay việc lựa chọn trần thả phù hợp với hầu hết mọi người so với trần thạch cao chìm, trần gỗ, trần bê tông vv..
- Thi công nhanh gọn. đối với những công trình nhà dân độc lập hay nhà hàng, cửa hàng, showroom, văn phòng vv.., lắp mới trần khi công trình vẫn đang trong quá trình sử dụng. Dangphuc ceilings chỉ giải quyết nhanh gọn trong ngày một ngày 2 tùy vào khối lượng thi công và hợp đồng tiến độ được giao.
- Bảo hành và sữa chữa dễ dàng. việc bảo hành trần thạch cao thả và sữa chữa trần thạch cao do Dangphuc ceilings thi công là hoàn toàn miễn phí và chịu trách nhiệm nếu lỗi thuộc về đơn vị chúng tôi. đặc biệt và bảo hành hệ thống điện, điều hòa vv.. rất dễ dàng.
- mang tính thẩm mỹ cao
- Chống cháy hiểu quả, cách âm, cách nhiệt.
Nhược điểm của trần thạch cao thả là gì?
- Trần thạch cao khung xương nổi, trần la phông 600×600 mm là hệ trần sử dụng khung xương thạch cao gắn kết với nhau bằng mắt cá nên hệ trần này khá đơn giản và độ thẩm mỹ khá đơn giản, ít tạo được ân tượng nghệ thuật như trần thạch cao chìm.
- Sau thời gian thi công, biên độ nhiệt càng cao càng ảnh hưởng đến tấm thạch cao như cong, vênh. Sau thời gian dài thì trần thạch cao thả sẽ không còn cách nhiệt, cách âm tốt nữa.
- Không gian bị chia nhỏ nếu không gian của bạn càng nhỏ.
B. Trần chìm
trần chìm có 2 loại chính là trần chìm đóng phẳng và trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp trần thạch cao thuộc hệ khung xương chìm hay thường gọi là trần chìm được thi công thiết kế có từ 2 cốt trần trở lên, có 2 loại trần thạch cao giật cấp phổ biến hiện nay là trần giật cấp hở (hắt đèn) và trần giật cấp kín.
So với trần nhựa, trần nhôm hoặc trần gỗ… trần thạch cao giật cấp rất phù hợp cho không gian thư giãn, yên tĩnh như quán cafe, cửa hàng, spa, trung tâm thương mại và phổ biến vẫn là trần thạch cao giật cấp phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ… mang lại không gian sống hiện đại, thoải mái và sang trọng.
Ưu điểm của trần chìm
- Trần chìm Đẹp hơn trần thả nhiều nhờ sự biến tấu, sáng tạo linh hoạt về mẫu mã
- Giá cả thi công ngang nhau, chỉ tính là cao hơn khi hoàn thiện thêm phần sơn bả matit.
- Thời gian thi công nhanh, để so sánh giữ trần chìm và tràn thả thi công nhanh hơn tuỳ thuộc voà đội ngũ thi công, trình độ chuyên môn. tất nhiên thi công trần thả ít chi tiết hơn vẫn bản chất vẫn có phần nhanh hơn thi công hệ trần thạch cao chìm.
- Đáp ứng những đòi hỏi trong trang trí không gian phải phù hợp với phong thủy của gia chủ (kiểu dáng hình khối, màu sắc ánh đèn, màu sơn…).
Nhược điểm của trần chìm so với trần thả
- Trần thạch cao chìm hoàn thiện giá thành cao hơn
- Bảo hành sửa chữa tốn kém hơn.
- Thi công lâu hơn
Những điều cần lưu ý khi làm trần thạch cao chìm.
Cần lưu ý trước khi làm trần thạch cao chìm bạn nên tìm hiểu rõ về loại trần muốn làm. không gian của bạn như thế nào, có phù hợp với không gian của bạn hoặc liên hệ với qua Hoàng Minh để được tư vấn miễn phí. Sau đó mới nên cân nhắc lựa chọn chất lượng vật tư thi công.
Phải đảm bảo không gian như cửa sổ, cửa chính, mái hiên, vv.. mục đích tránh ảnh hưởng bởi thời tiết vì trần thạch cao rất dể hỏng khi gặp môi trường ẩm ướt.
Lựa chọn đơn vị thi công là vấn đề đáng cân nhắc vì hiện nay rất nhiều đội thợ đặt lợi nhuận lên trên, bớt xem vật tư dẫn đến chất lượng không đảm bảo, làm xong không có trách nhiệm với công trình của họ.
Nên làm trần thạch cao chìm hay trần thạch cao thả nổi
Như những ưu điểm và nước điểm chúng tôi nêu ở trên thì trần thạch cao chìm phù hợp với các công trình chung cư, nhà dân dụng, showroom, vv nói chung là làm trần thạch cao chìm sẽ đẹp hơn nhiều so với trần thả, giá thi công trần thạch cao chìm cao hơn thì phải đẹp hơn đúng không?
Nói như vậy không có nghĩa là trần thạch cao thả không đẹp, tuy trần thả mẫu mã đơn giản, nhưng cũng có những ưu điểm vượt trội mà bạn không thể bỏ qua mà Hoàng Minh đã nêu ở trên ( ưu điểm khi làm trần thạch cao thả).
Báo giá thi công trần thạch cao chìm đẹp giá rẻ
Đơn vị chúng tôi chuyên thi công trần thạch cao chìm đẹp, trần chìm giật cấp giá rẻ tại TpHcm, làm trần thạch cao tại biên hoà đồng nai, thi công trần thạch cao tại Bình dương.
sau đây Hoàng Minh xin gửi tới quý khách hàng bảng báo thi làm trần thạch cao chìm giá rẻ, trần thạch cao chìm giạt cấp và trần thạch cao nghệ thuật
Bảng báo giá thi công trần thạch cao tphcm sử dụng khung xương Vĩnh tường, hệ trần thạch cao chìm
STT | Vật tư khung xương vĩnh tường, tấm thạch cao Gyproc 9mm Gyproc / Boral, quy các xương 400×800 | Đơn giá/m2 |
1 | Trần thạch cao khung chìm đóng phẳng, giật cấp | 120.000 vnđ |
2 | Trần thạch cao khung chìm nghệ thuật | 135.000 vnđ |
3 | Trần thạch cao khung chìm chống ẩm | 140.000 vnđ |
4 | Trần thạch cao khung chìm chống cháy 12.7mm | 200.000 vnđ |
5 | Trần thạch cao khung chìm Cách âm | Liên hệ |
6 | Trần thạch cao khung chìm Chống nước | Liên hệ |
7 | Thi công trần thạch cao tphcm | Liên hệ |
8 | Sơn bả matit + sử lí mối nối | 65.000 vnđ |
Mẫu trần thạch cao chìm đẹp
Hiện nay trên thị trường, mẫu trần thạch cao chìm cực kì phổ biến và ngày càng đẹp sơn, độc đáo hơn nhờ sự sáng tạo ngày càng phong phú.
Hoàng Minh xin gửi tới bạn đọc những mẫu trần thạch cao chìm đẹp nhất hiện nay.
Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp có tạo hình phù hợp với không gian đèn trang trí trần thạch cao
mẫu trần giật câp salon
trần chìm giật cấp lam kín
trần thạch cao chịm phòng thờ đẹp
trần chìm giật cấp kín, cấp hở kết hợp
trần thạch cao phòng khách nhà ống đẹp
mẫu trần thạch cao nhà mái tôn đẹp nhà có gác lửng
mẫu trần thạch cao phòng họp, hội trường, vv..
Tổng Quan Sự khác nhau trần nổi 60×60 ô vuông và trần thạch cao giật cấp
1. Trần thạch cao nổi (trần thả)
Thiết kế trần thạch cao nổi hay còn được gọi là trần thả, là tran thach cao được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Đây là loại trần có tác dụng dùng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật đường dây điện, ống nước… dưới trần bê tông hoặc dưới mái tôn, mái ngói.
Trần nối được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới để che, nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí). Ưu điểm của loại trần này là tiết kiệm, và dễ sửa chữa, nếu muốn sửa chữa hoặc tấm nào bị hư hỏng thì chỉ việc tháo tấm đó ra sửa và thay lại tấm khác là xong. Vì vậy mà chúng thường được dùng cho những nơi có không gian rộng như hội trường, hành lang, các không gian công sở…
Tuy nhiên loại trần này có nhược điểm đó là không mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình thiết kế, hạn chế khả năng trang trí hoa văn so với loại trần chìm.
2. Trần thạch cao chìm
Trần chìm là một loại Trần thạch cao đẹp có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, bạn sẽ không thể nhìn thấy các khung xương này, nhìn giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ. Trần chìm được thiết kế bao gồm khung xương và các tấm thạch cao, trong đó khung xương có tác dụng để treo các tấm thạch cao. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao vào với nhau.
Ưu điểm tuyệt vời của loại trần chìm là mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian, bạn có thể dễ dàng trang trí, tô vẽ hoa văn theo ý muốn và cũng vì vậy mà loại trần này được ưa chuộng trong hầu hết các thiết kế nhà ở (phòng khách, phòng ngủ…), tạo ra được tính mỹ quan đẹp cho không gian sinh sống.
Tuy nhiên loại trần này thường có chi phí đắt hơn so với trần nổi, hơn nữa công đoạn lắp đặt và sửa chữa cũng phức tạp hơn. Nếu muốn sửa chữa trần chìm thì bắt buộc phải dỡ toàn bộ trần xuống để sửa chữa, nên sẽ tốn công sức không, nếu cố tình không sửa sớm thì có thể bạn phải hủy bỏ cả trần nhà.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về những trần thach cao nổi và trần thạch cao chìm. Qua đó có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện gia đình. Mọi thông tin liên quan cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng truy cập trực tiếp
Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi !
Tìm kiếm có liên quan
Trần chìm là gì
Trần thạch cao chìm
Giá trần thạch cao chìm
Trần chìm và trần nổi
Mẫu trần thạch cao chìm
Trần thạch cao nổi
Cách đóng trần thạch cao phẳng
Trần nổi