Trần Vách thạch Cao Vĩnh Phúc

Báo giá trần thạch cao tại Vĩnh Phúc 2024 theo m2 hoàn thiện trọn gói

Báo giá trần thạch cao tại Vĩnh Phúc 2024 theo m2 hoàn thiện trọn gói

Với đặc tính linh hoạt, dễ dàng thi công và lắp đặt, trần thạch cao được sử dụng khá nhiều trong việc hoàn thiện nội thất cho các công trình xây dựng dân dụng, từ nhà ở, quán cafe, karaoke cho đến các khán phòng, hội trường lớn. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và ưu nhược điểm của trần thạch cao, mời bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.

1. Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là phần trần nhà được tạo thành từ những tấm thạch cao. Các tấm thạch cao này sẽ được gắn cố định trên trần nhà bởi một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm,…) của tầng trên.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao còn có tên gọi khác là trần giả, do đây là lớp trần thứ hai nằm dưới phần trần nhà gốc. Dù vậy trần thạch cao vẫn được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam giúp mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống của gia đình.

2. Cấu tạo của trần thạch cao

Kết cấu của trần thạch cao là tổ hợp của các lớp vật liệu gồm: Khung xương thạch cao, tấm trần thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:

  • Khung xương thạch cao: Có tác dụng giúp làm khung trụ chính, chỗ bám để treo toàn bộ các tấm thạch cao lên trần nhà. Bên cạnh đó, phần khung xương thạch cao còn giúp gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Tấm trần thạch cao: Giúp tạo mặt phẳng cho trần, liên kết trần với hệ khung xương thông qua các ốc vít chuyên dụng.
  • Sơn bả: Có tác dụng giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần.
  • Các vật tư phụ liên quan.

Cấu tạo của trần thạch cao

3. Phân loại trần thạch cao

Hiện nay, có hai loại trần thạch cao cơ bản là trần nổi và trần chìm.

Trần nổi được thi công bằng cách thả từng tấm thạch cao có kích thước nhất định từ trên xuống. Còn trần chìm được thi công bằng cách bắt từng vít vào từng miếng thạch cao, cố định bằng nhôm, sau đó ghép các tấm thạch cao vào với nhau.

Trần thạch cao khung nổi điển hình với các ô vuông nhỏ trên bề mặt, kích thước phổ biến là 600x600mm

Phân loại theo cấu tạo Phân loại theo chức năng Phân loại theo kiểu dáng
Trần thạch cao thả Trần thạch cao chống nóng Trần thạch cao hiện đại
Trần thạch cao phẳng Trần thạch cao chịu nước Trần thạch cao tân cổ điển
Trần thạch cao giật cấp Trần thạch cao chống cháy Trần thạch cao cổ điển
Trần thạch cao chìm Trần thạch cao tiêu âm

Có thể thấy, trần thạch cao được chia thành 4 loại khác nhau theo chức năng, mỗi loại sẽ phù hợp với không gian nhà riêng biệt, bao gồm:

  • Trần thạch cao chịu nước: Về cơ bản, đây không phải là thạch cao mà chỉ là những tấm trần xi măng trộn với sợi Cellulose hay sợi gỗ. Nhờ đó loại trần này có khả năng chịu nước và chống thấm hút tốt ngay trên bề mặt trần.
  • Trần thạch cao chống ẩm: Loại trần này được phủ một lớp sơn chống ẩm và hai lớp vải thủy tinh ở cả mặt trước và sau tấm trần. Vì thế chúng có khả năng chống thấm và chống ẩm tốt, thường được sử dụng ở những khu vực ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh hoặc làm mái che ngoại thất.
  • Trần thạch cao tiêu âm: Loại trần này được phủ một lớp giấy tiêu âm đặc biệt giúp hạn chế tiếng ồn và giữ cho không gian nhà bạn luôn được yên tĩnh. Đây là loại trần thạch cao được sử dụng rất nhiều trong các môi trường cần chất lượng âm thanh tốt như các khán phòng, hội trường, phòng karaoke,…
  • Trần thạch cao chống nóng: Đây là loại trần thạch cao được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với khả năng chống nóng tốt giúp cho không gian sống của gia đình luôn được thoáng mát.

4. Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao

  • Trần thạch cao nổi:
    • Dễ thi công, lắp đặt và tháo rời, nhờ đó giúp rút ngắn được đáng kể thời gian thi công, sửa chữa công trình.
    • Giúp che đi các khuyết điểm của trần nhà một cách tinh tế và khéo léo.
    • Thích hợp dùng cho những ngôi nhà có không gian trần cao, rộng, thoáng, trần nhà có diện tích lớn hoặc quá trống trải.
    • Tiết kiệm chi phí.
  • Trần thạch cao chìm:
    • Tạo mặt phẳng hoàn thiện và không thấy mấu ghép.
    • Bề mặt thạch cao đẹp và phẳng mịn, có thể tạo nhiều hoa văn trang trí.
    • Sản phẩm có mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao, chống ồn và chống thấm hiệu quả.
    • Khả năng chịu lực tốt, dễ dàng kết hợp với đèn trang trí, cắt ghép hoặc uốn cong để phù hợp với nhiều loại không gian khác nhau.

Nhược điểm của trần thạch cao

  • Nhược điểm lớn nhất của trần thạch cao là kỵ nước, nếu bị ngấm nước sẽ khiến cho trần có màu ố vàng, nhanh hỏng.
  • Màu sắc của trần thạch cao thường là màu trắng, do đó nó sẽ không phù hợp với các không gian đa dạng màu sắc.
  • Dễ gây sụt, bể trần, nếu treo quá nhiều các vật trang trí nặng.
  • Đối với trần thạch cao chìm, gia chủ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa chữa nếu phát hiện có một số tấm ghép trần bị hư hỏng, ố vàng.

5. Các bước thi công trần thạch cao chuẩn

Thi công trần thạch cao nổi

Bước 1: Xác định cao độ và lắp thanh viền tường

  • Dùng máy laser để xác định cao độ treo trần thạch cao.
  • Dùng bút chì đánh dấu vị trí của thanh viền tường.
  • Dùng đinh thép hoặc vít nở để liên kết các thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu sẵn.

Bước 2: Lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần thạch cao nổi

  • Đánh dấu vị trí đặt các bộ ty treo trên trần.
  • Dùng đinh thép gắn pát thép lên kết cấu trần.
  • Sử dụng thước dây để kiểm tra cao độ khoảng hở để đo cắt thanh thép với kích thước phù hợp, tạo bộ ty treo cho khoảng hở trần.
  • Gắn bộ ty treo vào từng vị trí pát thép và lắp thanh T chính vào bộ ty treo đã tạo.
  • Lắp các thanh T phụ vào thanh T chính.
  • Kiểm tra và căn chỉnh tăng đơ thép cho phù hợp trước khi thả tấm trần.
  • Kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương với máy laser.

Bước 3: Gắn tấm thạch cao và xử lý

  • Gắn các tấm thạch cao vào bộ khung xương đã lắp sẵn.
  • Để tránh làm bẩn tấm trần thạch cao, người thực hiện cần sử dụng bao tay khi lắp.

Thi công trần thạch cao chìm

Bước 1: Xác định cao độ trần

  • Sử dụng ống nivo hoặc máy laser để đánh dấu chiều cao trần và vị trí thanh viền tường.
  • Xác định vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần thạch cao chìm

  • Đánh dấu vị trí điểm treo.
  • Sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào trần đối với trần bê tông.
  • Lắp tiren vào tacke rồi dùng búa đóng phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên trần bê tông.
  • Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định.
  • Xác định điểm treo ty.
  • Bố trí khung trần.
  • Lắp đặt các thanh chính của bộ khung xương.
  • Cân chỉnh khung trần, kiểm tra lại cao độ trần.

Bước 3: Lắp đặt tấm lên khung

  • Đặt từng tấm thạch cao lên khung so le với nhau, chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ.
  • Dùng vít liên kết tấm vào khung, siết chặt để đầu vít chìm vào trong bề mặt tấm thạch cao.
  • Đảm bảo khoảng cách giữa các điểm bắt vít không quá 200mm đối với cạnh tấm và không quá 300mm đối với bên trong tấm.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình.

6. Một số thương hiệu vật liệu thi công trần thạch cao thịnh hành tại Việt Nam

Tấm thạch cao Gyproc

Đây là thương hiệu trần thạch cao nổi tiếng và rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Các sản phẩm trần thạch cao của Gyproc được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến của Châu Âu nên có chất lượng tốt, dễ thi công và thân thiện với môi trường.

Tấm thạch cao Boral

Đây là sản phẩm của tập đoàn tập đoàn quốc tế USG – Boral. Các tấm trần thạch cao Boral được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ với cấu tạo lõi bột thạch cao được nén ép ở nhiệt độ cao nên nhẹ và dễ thi công, lắp đặt. Ngoài ra sản phẩm còn có khả năng chống ẩm và chống cháy cực kỳ tốt.

Một số thương hiệu vật liệu thi công trần thạch cao thịnh hành tại Việt Nam (Nguồn: Xayladep)

Tấm thạch cao Yoshino

Tấm thạch cao Yoshino được sản xuất bởi tập đoàn thạch cao Yoshino Gypsum Nhật Bản. Đặc điểm nổi bật của dòng sản phẩm này là khả năng chịu được rung lắc mạnh, dễ thi công và giúp mang lại không gian sống sạch sẽ, tươi mát cho cả gia đình.

Tấm thạch cao Knauf

Tấm thạch cao Knauf là dòng sản phẩm trần thạch cao được sản xuất theo tiêu chuẩn của Đức nên không chứa hóa chất độc hại và an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó sản phẩm còn có khả năng chống cháy và cách nhiệt vô cùng hiệu quả.

7. Mức giá thi công trần thạch cao tham khảo

Đơn giá cho phần thô

STT Sản phẩm trần vách thạch cao ĐVT Đơn giá (VND)
Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)
1 Giá thi công trần thạch cao khung xương thường M2 130.000
2 Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường M2 145.000
Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm
3 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường M2 130.000
4 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường M2 140.000
Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm
5 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường M2 145.000
6 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường M2 155.000
Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)
7 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường M2 185.000
8 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường M2 200.000
Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)
9 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường M2 200.000
10 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường M2 230.000

Đơn giá này chưa bao gồm sơn bả đối với trần chìm và vách thạch cao

Đơn giá phần sơn bả hoàn thiện

  • Sơn Vatex Nippon màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 60.000đ/m2
  • Sơn ICI Maxilite màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 70.000đ/m2
  • Sơn ICI Dulux màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 80.000đ/m2
  • Sơn JOTUN Jotas Lap màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 90.000đ/m2

8. Lý do bạn nên chọn chúng tôi

  • Quy trình làm việc hoàn hảo – Trách nhiệm cao
  • Mẫu thiết kế trần thạch cao, vách thạch cao đa dạng
  • Đơn giá thi công trần thạch cao, vách thạch cao cạnh tranh – tốt nhất thị trường
  • Trần thạch cao, vách thạch cao đầy đủ nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng .
  • Đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm và luôn được trau dồi kiến thức
  • Chính sách bảo hành, hỗ trợ khách hàng rõ ràng, chu đáo

9. Cam kết của chúng tôi

  • Đội ngũ nhân viên thi công giàu kinh nghiệm và kiến thức, tận tình
  • Bảo hành và sửa chữa trần thạch cao lâu dài cho quý khách hàng sau khi hoàn thành công trình.
  • Báo giá thi công trần thạch cao chính xác và nhanh chóng.
  • Đơn vị chuyên thi công trần thạch cao  vô cùng uy tín và chuyên nghiệp
  • Với phương châm “Chất Lượng tạo nên Thương Hiệu” nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ ở chúng tôi
  • Tiếp nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí về thiết kế, thi công trần thạch cao Vĩnh Phúc.

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 136 xã, phường, thị trấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!